Saturday, May 10, 2008

^_ Bí kíp mùa thi



Mùa thi đến rùi, chắc chắn phải vất vả rùi, cũng chắc chắn sẽ cố gắng rùi. Phải giảm những thú ăn chơi khác lại, nhưng mừ cái cười thì ko giảm được, phải cười nhìu hơn để xua đi cái mệt mỏi mí được.

Seo đây là liều thuốc bồi bổ đầu tiên, một bài viết cười bể bụng... =))
Bài trích từ blog Phan Mạnh Tân. Thanks!
Bí kíp mùa thi
Bí kíp mùa thi magnify

@ Cafê chiều thứ bảy: Hai năm trước khi còn tham gia câu lạc bộ Phát thanh Sinh viên, Cafê phụ trách chuyên mục: “Chuyện thường ngày”. Có thể nói, những ngày phụ trách chuyên mục là những ngày làm báo đầu tiên của Cafê. Cũng viết bài, viết kịch bản, thu âm, phát, lắng nghe phản hồi khen chê, thư hâm mộ… Thật sự là những tháng ngày hạnh phúc.

Hôm nay, sắp xếp đống giấy tờ vô tình gặp lại bản thảo một trong những chương trình ngày xưa. Chợt nhớ…Xin giới thiệu lại với các bạn. Hãy thư giãn nhé. Những ngày bận rộn của tháng 6 mùa thi căng thẳng quá!...

---------------

Xin tự giới thiệu với các bạn, tôi là Hứa Bán Thiên, sinh viên năm thứ 7 của Trường đại học Siêng- ăn- ngủ-nhác- học- bài. Là một sinh viên kỳ cựu với thâm niên hơn 7 năm thi lại, học lại, tôi đã dồn hết tâm lực-thể lực-trí lực của mình để viết nên một bộ sách kinh thiên động địa có nhan đề là: Bí kíp mùa thi.

Học là cả một quá trình, nhưng thi thì chỉ nằm gọn trong mấy ngày. Vì vậy, quyển sách này được viết với phương châm “mưa rào thấm nhanh” rất phù hợp với những sinh viên thuộc trường phái “nước đến chân mới nhảy”. Đặc biệt, sách còn được trình bày rất khoa học bằng công thức: Dồn + nén + gấp…rất thuận tiện cho đối tượng ngâm sách vở hàng tháng trời mà không hề đụng tới.

Sách còn hết sức chú trọng đến số luợng thay vì chất lượng, số trang là 500 luôn bìa, chia thành năm chương. Mỗi chương là một bí kíp mà bất cứ ai, không có một chữ nào trong đầu khi chỉ còn 7 ngày nữa là thi, cũng cần phải biết.

Chương I là phần trình bày cách học mọi thời gian. Tức là: học sáng, học trưa, học chiều, học đêm, học khuya, sáng hôm sau lại học tiếp. Đây là phương pháp được soạn ra theo danh ngôn nổi tiếng: “Học, học, nữa học mãi”.

Chương hai trình bày về cách học trong mọi không gian: học từ trong nhà, học ra ngoài ngõ, học từ trên phố, học tới nông thôn…

Chương I và II là viết cho những ai còn cảm thấy có một chút hối hận, muốn học bù lại thời gian thường ngày lãng phí. Dẫu sao còn nước còn tát.

Nhưng nếu lỡ hết nước luôn thì sao? Hãy đọc sang chương III. Đây là phần cung cấp các kỹ năng cần thiết trong phòng thi.

Phần A là phần cung cấp các kỹ năng tự tạo lấy “phao” cứu sinh cho mình. Đây là phần tập hợp các mẫu thiết kế “phao” của các sĩ tử Đông Tây Kim Cổ, từ đơn giản như viết tài liệu lên tay lên chân, đến phức tạp như phao “co giãn” duỗi tay thì tài liệu xuất hiện, co tay thì tài liệu biến mất.

Biên soạn phần này, tôi đã có tham khảo ý kiến của nhà ảo thuật gia David Copperfied, và được nhà ảo thuật này đánh giá rất cao. Tôi cam đoan rằng, bất cứ nhà ảo thuật chuyên nghiệp nào, đọc sách này cũng sẽ học hỏi được từ sách từ 200 đến 300 trò ảo thuật mới.


Nếu bạn thuộc tuýp người không muốn động tay động chân chế tạo phao, thì phần B sẽ là phần cung cấp cho bạn hàng loạt các địa chỉ photo có phân phối sĩ và lẻ tài liệu quay cóp. Đặc biệt, nếu bạn cắt phiếu giảm giá ở cuối phần này, đến bất kỳ tiệm photo nào bạn cũng sẽ được giảm giá 20%.

Chương IV là một chương hết sức độc đáo. Chương này được soạn ra cho các trường hợp đang quay cóp thì bị giám thị phát hiện. Đây là một chương trình bày các kỹ xảo diễn xuất trong các tình huống “ngàn cân treo sợi tóc” như vậy. Bạn phải khóc lóc, ỉ ôi và phải ca "bài ca con cá":

-Con cá sống vì nước

Em sống vì phao

Mà thầy nỡ nào

Lấy đi cái phao.

Chúng tôi cũng có bán kèm đĩa CD bài hát này cho những bạn nào có nhu cầu.

Chương V, cũng là chương cuối. Đây là chương chứa đầy các lời khuyên, tâm tình, an ủi của Bách gia chư tử, danh nhân về chuyện hỏng thi. Đây là chương dành cho những ai trót đã thực hiện đầy đủ, cặn kẽ, kỹ càng bốn chương trên mà vẫn không thoát cái số hỏng thi. Chương này được hầu hết sinh viên thi trượt đánh giá là sâu sắc, chí tình, chí lý.

“Trồng dưa được đưa, trồng đậu được đậu”, nếu chẳng may thi hỏng thì cũng nên trân trọng lấy kêt quả đó, dù là kết quả xấu. Chỉ có nổ lực mới có thể thành công, “con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”.

Hứa Bán Thiên xin kết thúc bài quảng cáo sách tại đây. Hẹn gặp lại các bạn trong một quyển sách khác cũng bàn về chuyện thi cử.

-----------------------

Viết cho một thời Thủ Đức: thức đủ...

Phan Mạnh Tân

No comments:

Post a Comment