Tránh say tàu xe
athanhcong 26/03/08
Mìn là 1 thằg kon trai, nhưg lại đi xe cũg khá dở. Nói chug hồi trước, cứ lên xe buýt hay đi xe xa là thấy mệt, đầu óc cứ u u, lại bùn nôn nữa. Học trog Sài Gòn, mỗi năm có đến 4 chuyến đi về miền Trung nhưg mình vẫn ko wen đi xe vì toàn mua vé tàu dìa J
Hôm trc, mìn có đọc được 1 bài viết hướg dẫn cách thư giãn nơi làm việc bằng phương pháp điều chỉnh hơi thở: “Hãy huân tập thói quen thở sâu và đều, thở ra hoặc bằng hoặc dài hơn lúc hít vào” nếu tập thở đúng cách bạn sẽ giảm đi nhiều mệt mỏi, lo lắng sau mỗi ngày làm việc. -d
http://www.fit.hcmuns.edu.vn/%7Entbich/files/Hobbies/LivingArt/Phuongphapthug...
Mìn mún chia sẻ cho pà con nếu mìn sử dụng cách hít thở sâu: hít vào 1 thở ra dài gấp 2 khi đi tàu xe + cố gắng đừng nhìn những điểm đứng yên trên xe, mà hãy nhìn đường phía trước, hoặc nhìn ra cửa xe chếch về phía trước + nghe gu nhạc iu thik -> thì pà con sẽ tránh được chuyện sau tàu xe đó. (mìn đã thực nghiệm thành công – he he – rất dzui sướng!)
Lớp mìn sắp đi chơi Vũng tàu, có một số bạn giống mìn – rất hay say xe nên mìn mới định tìm hiểu để tổng hợp lại cho các bạn biết cách chống say xe:
Trước hết, ta tìm hiểu nguyên nhân chút nhé:
Không ít người hễ bước lên xe là bị lảo đảo, chóng mặt, đau đầu, nôn thốc nôn tháo, mặt mũi tái xanh, sau chuyến đi có thể phát ốm. Đó là triệu chứng say tàu xe.
Nguyên nhân chủ yếu gây say tàu xe là sự kém thích ứng của tiền đình với sự thay đổi vị trí của cơ thể một cách không có quy tắc. Trong hoạt động hằng ngày, chúng ta quen đi lại trên mặt đất bằng, không quen với sự tròng trành. Sự thay đổi phương hướng và tốc độ vận động khác nhau đều gây kích thích không tốt cho cơ quan tiền đình ở tai trong. Sự kích thích này mạnh đến một mức nào đó sẽ làm cho một số người chịu không nổi, dẫn đến tình trạng váng đầu, buồn nôn và nôn.
Dưới sự chi phối của thần kinh trung ương, tiền đình điều tiết sự thăng bằng tư thế của cơ thể khi đi máy bay, tàu thuyền hoặc các loại xe cộ. Sự dao động tròng trành làm cho cơ thể thay đổi tư thế không có quy luật, kích thích cơ quan tiền đình của tai trong. Người thích ứng tốt thì không sao, nhưng với những người có cơ quan tiền đình quá mẫn cảm, kém thích ứng với sự thay đổi vị trí không có quy tắc, hiện tượng say tàu, say xe sẽ diễn ra.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp say xe không phải do tiền đình mà do ăn quá no, quá đói, mệt mỏi, bực bội, mất ngủ, không khí ô nhiễm. Bạn cũng dễ say nếu mẫn cảm với các mùi đặc biệt như mùi xăng ôtô, khói thuốc lá, mùi các loại mồ hôi ở hành khách, mùi tàu xe lâu không được khử mùi.
(BS. Nguyễn Hoàng Nam, Sức Khỏe & Đời Sống)
Mình tổng hợp lại một số điều cần ghi nhớ chuẩn bị:
Trước khi đi:
- Nên ăn trước khi đi xa (khoảng 1 tiếng), không ăn quá no cũng ko để bụng đói
- Uống thuốc chống say xe trước khi lên xe nửa giờ đồng hồ. Có thể dùng miếng dán cổ tay…
- Có thể chuẩn bị máy nghe nhạc để thư giãn khi đi xe
- Chuần bị túi ni lông lúc cần thiết
- Chuẩn bị tinh thần: tự tin lên xe: chú í rằng nếu bạn lo lắng mìn sẽ bị say xe thì bạn sẽ càng dễ bị say hơn.
Khi lên xe:
- Chọn vị trí: tốt nhất là ngồi ghế đầu (gần chú tài í), nếu ko thì hãy chọn ghế phía trên (cho đỡ sốc) và ngồi gần cửa sổ.
- Nên nhìn đường đi, hướng về phía trước, mở hé cửa sổ để hít thở ko khí tự nhiên
- Bấm huyệt để chống say tàu xe
- Cố gắng ít nói chuyện, ko đọc sách, ko nhìn vào 1 vị trí đứng yên trên xe.
- Nghe nhạc, thư giãn, hít thở sâu đều (hít 1 - thở 2)…
- Sau một chặng đường, nên dừng xe, xuống xe để thở hít không khí bên ngoài và đi bách bộ
Lúc xuống xe:
- Say huraa! Chúc dzui… :D
Pà con download file word này về đọc nè:
http://athanhcong.googlepages.com/tranhs
aytauxe-athanhcong.doc
trong đó có các bài viết khác liên quan nữa đấy
Những bài viết hay:
Phòng chống say tàu xe bằng cách bấm huyệt Hợp cốc
Huyệt này nằm trên bàn tay và chỉ cần day bấm nó trong 10-15 phút, các triệu chứng say tàu xe sẽ giảm hoặc mất hẳn. Phương pháp này sẽ rất hữu ích nếu thuốc chống say tàu xe tỏ ra ít tác dụng hoặc khiến bạn rơi vào tình trạng ngủ gà ngủ gật.
Cách tìm huyệt Hợp cốc:
- Xòe rộng ngón tay cái và ngón tay trỏ.
- Lấy nếp gấp giữa đốt 1 và đốt 2 của ngón tay cái bên kia đặt vào mép da nối giữa ngón cái và ngón trỏ tay này; đầu ngón áp lên mu bàn tay này (giữa hai xương bàn tay 1 và 2).
- Đầu ngón cái áp vào đâu thì chỗ đó là huyệt, khi ấn có cảm giác rất ê tức (có khi cảm giác ê tức thấu sang phía ngón út).Cũng có thể xác định bằng cách: Khép chặt ngón tay cái và ngón tay trỏ, huyệt nằm ở điểm cao nhất của khối cơ nổi lên giữa hai xương bàn tay 1 và 2.
Kỹ thuật day bấm huyệt
Dùng ngón cái của tay bên kia hoặc một vật có đầu tà như chiếc đũa, quản bút... bấm thật mạnh vào huyệt, lực bấm càng mạnh càng tốt, sao cho xuất hiện cảm giác tê tức đến mức rất khó chịu là được. Day bấm luân phiên cả hai tay liên tục trong 10-15 phút. Có thể tự mình day bấm từng bên hoặc nhờ người khác day bấm đồng thời hai huyệt ở hai bên. Hiệu quả của thao tác được đánh giá bằng sự giảm hoặc mất các triệu chứng bệnh lý.
(ThS Hoàng Khánh Toàn, Sức Khỏe & Đời Sống)
No comments:
Post a Comment